LGBT là gì? LGBTQ+ và những điều cần khám phá
LGBT là cụm từ tiếng Anh dùng để thể hiện các xu hướng tính dục trừ dị tính. Cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng hay trên các diễn đàn mạng xã hội ngày nay. Vậy LGBT là gì? Bạn đã hiểu rõ về LGBT? Hãy khám phá thuật ngữ này cùng Chuẩn Pro9x qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
I. Khái niệm LGBT
1. LGBT là gì?
LGBT là cụm từ viết tắt cho bốn xu hướng tính dục. Đó là Lesbian (Đồng tính nữ), Gay (Đồng tính nam), Bisexual (Song tính) và Transgender (Chuyển giới). LGBT dùng để thể hiện sự hấp dẫn về tình yêu, tình dục của nhóm người này (khác biệt so với người dị tính). Người dị tính (Straight) thường dễ bị cuốn hút bởi những người có giới tính trái ngược với bản thân mình.
Ngoài kiểu viết LGBT thì cụm LGBTQ+ cũng được sử dụng rất phổ biến. Dấu cộng của cụm từ thể hiện sự đa dạng cùng tồn tại trong cộng đồng. Cộng đồng này cũng được biết đến với tên gọi “Cộng đồng cầu vồng (Rainbow Community)”.
2. Các thuật ngữ được bao hàm trong cụm LGBTQ+
Các thuật ngữ cơ bản phổ biến
- L – Lesbian: Dùng để mô tả người nữ bị thu hút bởi những người nữ.
- G – Gay: Miêu tả người nam bị thu hút bởi những người nam.
- B – Bisexual: Người hai giới tính (nam/nữ), bị thu hút bởi cả hai giới.
- T – Transgender: Là từ mô tả người chuyển giới (hay còn gọi là hoán tính), người có bản dạng giới khác với giới tính về mặt sinh học. Nhận thức bản thân thuộc về một giới tính không đồng nhất với đặc điểm giới tính của cơ thể từ khi sinh ra.
- Q – Queer/Questioning: Queer – Người có xu hướng tính dục và bản dạng giới không thuộc các phân loại giới khác. Questioning – Người đang trong giai đoạn tìm hiểu về xu hướng tính dục của bản thân.
Các thuật ngữ cơ bản khác
- Intersex: Người liên giới tính, có đặc điểm giới tính không điển hình là nam hay nữ.
- Asexual: Người vô tính, không cảm thấy hấp dẫn tính dục với bất kỳ giới tính nào.
- Pansexual: Người toàn tính luyến ái, những người cảm thấy hấp dẫn tính dục hoặc tình cảm với bất kể giới và giới tính nào.
- Ally: Là từ mô tả người coi mình là bạn của cộng đồng LGBTQ+.
- Agender: Mô tả người vô giới, một phổ của bản dạng giới mà không phải là hoàn toàn là nam hay nữ.
- Non-binary: Người phi nhị nguyên giới, là những người cảm thấy mình không thuộc về phổ nhị nguyên nam hay nữ.
- Bigender: Là từ mô tả người hai giới tính.
- Gender Variant: Mô tả người phương sai giới tính, là những người có hành vi hoặc biểu hiện giới tính không phù hợp với các chuẩn mực giới tính nam hoặc nữ.
- Pangender: Thể hiện sự đa dạng của các giới tính trong cùng một cá nhân có thể mở rộng vô hạn. Nó nằm trong văn hóa và kinh nghiệm sống của chính người đó. Và có thể có hoặc không bao gồm các giới tính không xác định.
II. Cộng đồng LGBT
1. Lịch sử về tên gọi
Cụm từ LGBT bắt đầu được sử dụng vào những năm 1990. LGBT được dùng để chỉ tên gọi của cộng đồng những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác biệt so với những bản dạng giới thông thường. Cộng đồng này còn bao gồm nhiều nhóm nhỏ khác như cộng đồng Gay, Les, cộng đồng người chuyển giới…
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học giới tính, có nhiều nghiên cứu khẳng định và chứng minh có nhiều hơn bốn nhóm. Ngoài LGBT đã định nghĩa thì con người còn có đa dạng xu hướng tính dục khác. Chính vì lý do này, mà cụm từ LGBT truyền thống đã được chuyển thành LGBTQ+.
2. Lá cờ đại diện – Cờ cầu vồng
Lá cờ cầu vồng được Gilbert Baker thiết kế vào năm 1978. Lá cờ gồm 6 sọc ngang màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương và tím. Mỗi sắc màu của lá cờ LGBTQ+ đều mang một ý nghĩa riêng.
- Sắc đỏ đại diện cho dũng khí.
- Sắc cam đại diện cho nhận thức và các khả năng.
- Sắc vàng đại diện cho sự thử thách.
- Sắc xanh lá cây đại diện cho sự khích lệ và phấn đấu.
- Sắc xanh dương thể hiện cho sự hy vọng, sẻ chia, đấu tranh và giúp đỡ lẫn nhau.
- Sắc tím đại diện cho sự hòa hợp, thống nhất và đoàn kết.
Nhìn chung, các sắc màu của lá cờ LGBTQ+ khẳng định sự đa dạng của cộng đồng. Đồng thời thể hiện hy vọng và khao khát bộc lộ chính bản thân trên toàn thế giới.
3. Ngày chống kỳ thị LGBT (International Day Against Homophobia & Transphobia)
Ngày 17/05/1990 là ngày có ý nghĩa với cộng đồng LGBT khi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Cho tới năm 2014, với sự nỗ lực của 24,000 cá nhân, cùng các tổ chức ILGA (Hiệp hội đồng tính nữ & đồng tính nữ quốc tế), IGLHRC (Ủy ban Nhân quyền Đồng tính và Đồng tính quốc tế)… Ngày 17/05 trở thành Ngày Quốc tế chống kỳ thị và phân biệt đối xử LGBT.
Nhiều quốc gia như Pháp, Canada, Ý, Bỉ, Anh, Costa Rica, Croatia, Hà Lan, Tây Ban Nha… đều công nhận ngày 17/05. Nhiều tổ chức được hình thành nhằm bảo vệ họ với mục đích thay đổi định kiến của xã hội lên nhóm người này. Hoạt động trong ngày 17/05 khá đa dạng như tổ chức lễ hội, hội thảo, các cuộc thi tài năng… Đặc biệt không thể thiếu diễu hành cờ lục sắc – biểu tượng của cộng đồng LGBTQ+.
III. Sự công nhận của xã hội về LGBT
Ngay từ khi hình thành khái niệm, LGBT chịu nhiều phản ứng tiêu cực, cho rằng đây là một căn bệnh tâm thần. Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (American Psychiatric Association) đã công nhận đây không phải là một bệnh lý.
Ở các quốc gia phương Tây, nhóm người thuộc cộng đồng này dần được đối xử bình thường hơn. Có nhiều người đã tham gia vào nhiều hoạt động chính trị, xã hội hay có thành tựu ưu tú. Do đó, nhận thức của xã hội về nhóm người LGBTQ+ được lan tỏa, dành nhiều sự tôn trọng hơn.
Tim Cook – Giám đốc điều hành Apple (2011). Năm 2014, ông công khai mình là đồng tính nam
Michael Kors (trái) – Chuyên gia thời trang hàng đầu, công khai đồng tính và kết hôn vào năm 2011
Với văn hóa Phương Đông, việc come out – công khai giới tính vẫn còn nhiều hạn chế. Dù hiện tại, tư tưởng về giới tính ngày càng được mở rộng, song vẫn còn những định kiến nhất định. Cho đến nay, chỉ có Đài Loan công nhận hôn nhân đồng giới tại khu vực châu Á.
Cộng đồng LGBT trong văn hóa Hàn Quốc
Quyền LGBTQ+ (양성애자 과 트랜스젠더) tại Hàn Quốc đối mặt với những thách thức pháp lý và sự phân biệt đối xử. Các xu hướng giới tính này được cho là hợp pháp tại Hàn Quốc. Song kết hôn hay các hình thức pháp lý khác không được chấp thuận và công nhận.
Nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+ ở Hàn đang có sự thay đổi. Song tâm lý kỳ thị và bài trừ vẫn tồn đọng trong suy nghĩ của một bộ phận người dân. Điều này khó tránh khỏi bởi những ảnh hưởng của Nho giáo và tôn giáo đã tồn tại lâu đời.
Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức về LGBT là gì. Và chúng ta cũng hãy rộng mở hơn với cộng đồng này. Họ xứng đáng được tôn trọng và yêu thương.
Tổng hợp bởi: Zila Team